Chu Mạnh Trinh 朱孟楨

Việt Nam / Lớp 11

Tác phẩm

Tác giả

Chu Mạnh Trinh 朱孟楨 (1862-1905) tự Cán Thần, tên hiệu là Trúc Vân, người làng Phú Thị, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Đậu tiến sỹ triều Thành Thái (1892). Làm quan qua các chức: tri phủ Lý Nhân, rồi án sát Thái Nguyên, án sát Hưng Yên, tổng cộng 10 năm (1893-1903). Sau đó cáo quan về làng, hai năm sau thì mất ở tuổi 44. Chu Mạnh Trinh có cốt cách một nhà Nho tài tử. Ông làm quan, nhưng chính sự phản động thời ấy nước mất dân cùng, bất công đầy rẫy, không cho phép ông thi thố hoài bão nước giàu dân mạnh, ông thành viên quan lười, thích ngao du hát xướng, xây dựng đình chùa, làm thơ vịnh truyện. Hành trạng ấy người khen kẻ chê. Khen là khen ông thanh khiết, thanh đạm, không về hùa với bọn thống trị, khéo léo giúp dân. Chê là chê ông không được như Đề Thám mộ quân đánh giặc, hay chí ít như Nguyễn Khuyến cáo quan ở ẩn, nhất định không cộng tác với boûn cướp nước. Cùng với năm tháng, người dân hiểu và đánh giá đúng hơn nhân cách Chu Mạnh Trinh. Góp vào sự chiêu tuyết cho ông có vai trò của thơ văn ông. Qua thơ văn mà người ta hiểu nỗi lòng ông, hiểu tình thế của ông trong bức tranh thời thế. Tác phẩm Chu Mạnh Trinh không nhiều, nhưng cũng nhiều loại Nôm, Hán, thơ, văn... Có những bài nổi tiếng. Văn xuôi chữ Hán, ông có bài giới thiệu truyện Kiều mang nhiều kiến giải sâu sắc, tinh tế, cảm động về thân phận cô Kiều. Ông có cái nhìn tiến bộ, giàu nhân ái, cùng với Nguyễn Du, Chu Mạnh Trinh bênh vực và đề cao phẩm hạnh Kiều. Sau bài giới thiệu ông có bài Tổng vịnh Kiều Sắc tài chi lắm để làm gương và hai mươi bài vịnh hai mươi chặng của đời Kiều. Chu Mạnh Trinh thấy ở Kiều thân phận và nỗi lòng của chính mình Đoạn trường nợ lắm phải đền xong. Biết bao điều ông đã giãi bày ký thác:
Sa chân trót đã xuống thuyền buôn
Cả giận xui nên khó nghĩ khôn.
Kiều sa chân hay ông sa chân.
Mẫu đơn vùi dập cơn mưa gió
Cái nợ yên hoa khéo đoạ đày.
mà phẩm chất lại trong sáng cao cả. Ấy là Mỵ Châu Tình chàng dù nặng, nghĩa cha sâu!

Ôm ấp oan kia đến tận đâu. Nỗi oan tiền sử còn tê tái đến bây giờ. Câu thơ kết vịnh đền:
Cổ Loa lấy cảnh nói tình rất xao xác dư ba.
Cung miếu triều xưa đây vắng ngắt.
Trăng mờ khắc khoải cuốc kêu thâu
(Bản dịch Nguyễn Tường Phượng)
Hồn thơ Chu Mạnh Trinh tiêu tao tinh tế, ông thiên về nội tâm cá thể hơn là hiện thực xã hội. Đọc thơ ông cũng cần một sự lắng lại, cảm thông, lắng nghe cho kỳ được một nỗi u hoài dăng mắc trong câu thơ. Chức Nữ hỏi Ngưu Lang trong phút giây chia biệt:
Ly biệt tình trường chàng chớ oán
Thu sau thiếp đợi bến đò nao?
(Vũ Quần Phương dịch)
Khuyên chàng đừng oán sầu nhưng phận mình trôi giạt chưa biết ra sao, điều ấy thơ không nói thẳng nhưng lại được gợi lên từ tình thế tâm trạng. Về Chùa Hương, Chu Mạnh Trinh viết tới ba bài, đều đặc sắc. Được biết nhiều nhất là bài Phong cảnh chùa Hương viết theo thể ca trù. Thơ tả cảnh như chạm khắc thận troûng từng nét. Cả bài cảm xúc liền mạch mà trích ra từng ý lại có cái đẹp độc lập, rất tài tình:
Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái
Lửng lơ khe yến cá nghe kinh.
Chu Mạnh Trinh yêu cảnh một cách thân tình tài tử. Bùi Dị, một nhà thơ cùng thời, thấy cảnh đẹp xúc động Chắp tay tạ trời đất! Non nước hẳn dài lâu, biết bao nghiêm cẩn thành kính. Chu Mạnh Trinh đáp lại chỉ một chữ yêu: Càng trông phong cảnh càng yêu. Yêu nên ông đã làm cho cảnh đẹp thêm bằng thơ và bằng các công trình xây dựng. Ông đã vẽ kiểu, đứng ra chủ trì xây dựng chùa Thiên Trù (Hương Tích), đền Chử Đồng Tử ở Đa Hoà và đền Hoá ở Dạ Trạch (Châu Giang, Hưng Yên).