Tự do

Pháp / Lớp 12 » Paul Éluard

Văn mẫu

Nội dung

Liberté

Sur mes cahiers d’écolier
Sur mon pupitre et les arbres
Sur le sable sur la neige
J’écris ton nom

Sur toutes les pages lues
Sur toutes les pages blanches
Pierre sang papier ou cendre
J’écris ton nom

Sur les images dorées
Sur les armes des guerriers
Sur la couronne des rois
J’écris ton nom

Sur la jungle et le désert
Sur les nids sur les genêts
Sur l’écho de mon enfance
J’écris ton nom

Sur les merveilles des nuits
Sur le pain blanc des journées
Sur les saisons fiancées
J’écris ton nom

Sur tous mes chiffons d’azur
Sur l’étang soleil moisi
Sur le lac lune vivante
J’écris ton nom

Sur les champs sur l’horizon
Sur les ailes des oiseaux
Et sur le moulin des ombres
J’écris ton nom

Sur chaque bouffée d’aurore
Sur la mer sur les bateaux
Sur la montagne démente
J’écris ton nom

Sur la mousse des nuages
Sur les sueurs de l’orage
Sur la pluie épaisse et fade
J’écris ton nom

Sur les formes scintillantes
Sur les cloches des couleurs
Sur la vérité physique
J’écris ton nom

Sur les sentiers éveillés
Sur les routes déployées
Sur les places qui débordent
J’écris ton nom

Sur la lampe qui s’allume
Sur la lampe qui s’éteint
Sur mes maisons réunies
J’écris ton nom

Sur le fruit coupé en deux
Du miroir et de ma chambre
Sur mon lit coquille vide
J’écris ton nom

Sur mon chien gourmand et tendre
Sur ses oreilles dressées
Sur sa patte maladroite
J’écris ton nom

Sur le tremplin de ma porte
Sur les objets familiers
Sur le flot du feu béni
J’écris ton nom

Sur toute chair accordée
Sur le front de mes amis
Sur chaque main qui se tend
J’écris ton nom

Sur la vitre des surprises
Sur les lèvres attentives
Bien au-dessus du silence
J’écris ton nom

Sur mes refuges détruits
Sur mes phares écroulés
Sur les murs de mon ennui
J’écris ton nom

Sur l’absence sans désirs
Sur la solitude nue
Sur les marches de la mort
J’écris ton nom

Sur la santé revenue
Sur le risque disparu
Sur l’espoir sans souvenir
J’écris ton nom

Et par le pouvoir d’un mot
Je recommence ma vie
Je suis né pour te connaître
Pour te nommer

Liberté.

Dịch thơ (Phùng Văn Tửu - lược trích)

Trên những trang vở học sinh
Trên bàn học trên cây xanh
Trên đất cát và trên tuyết
Tôi viết tên em

Trên những trang sách đã đọc.
Trên những trang trắng chưa dung
Đá máu giấy hoặc tro tàn
Tôi viết tên em

Trên hình ảnh rực vàng son
Trên gươm đao người lính chiến
Trên mũ áo các vua quan
Tôi viết tên em

Trên sa mạc trên rừng hoang
Trên tổ chim trên hoa trái
Trên thời thơ ấu âm vang
Tôi viết tên em

Trên điều huyền diệu đêm đêm
Trên khoanh bánh trắng hằng ngày
Trên các mùa cùng gắn bó
Tôi viết tên em

Trên những mảnh trời trong xanh
Trên ao mật trời ẩm mốc
Trên hồ vầng trăng lung linh
Tôi viết tên em

Trên mỗi khoảnh khắc hừng đông
Trên đại dương trên tàu thuyền
Trên vùng núi non điên dại
Tôi viết tên em

Trên áng mây trôi bềnh bồng
Trên nhễ nhại cơn bão dông
Trên hạt mưa rào nhạt thếch
Tôi viết tên em

Trên cây đến vừa thắp sang
Trên cây đèn đang lụi dần
Trên cả họ hàng quây quần
Tôi viết tên em
Trên nơi trú ẩn tan hoang
Trên ngọn hải đăng đổ nát
Trên mấy bức tường ngao ngán
Tôi viết tên em

Trên sức khoẻ được phục hồi
Trên hiểm nguy đã tan biến
Trên hi vọng chẳng vấn vương
Tôi viết tên em

Và bằng phép màu một tiếng
Tôi bắt đầu lại cuộc đời
Tôi sinh ra để biết em
Để gọi tên em

TỰ DO


Dịch thơ (Tế Hanh)

Trên quyển vở nhà trường
Trên án viết thân cây
Trên cát trên tuyết
Ta viết tên em

Trên những trang đã đọc
Trên những trang trắng tinh
Đá, máu, giấy hay tro
Ta viết tên em

Trên tranh ảnh tô vàng
Trên vũ khí chiến binh
Trên mũ miện vua chúa
Ta viết tên em

Trên rừng hoang sa mạc
Trên tổ chim hoa đồng
Trên tiếng vang tuổi trẻ
Ta viết tên em

Trên huyền diệu những đêm
Trên bánh trắng ban ngày
Trên những mùa cưới hỏi
Ta viết tên em

Trên các mảnh trời xanh
Trên ao mặt trời mốc
Trên hồ trăng lung linh
Ta viết tên em

Trên đồng ruộng chân trời
Trên những cánh chim bay
Trên máy xay bóng tối
Ta viết tên em

Trên mỗi thoáng bình minh
Trên mặt biển thân tàu
Trên ngọn núi điên cuồng
Ta viết tên em

Trên bọt nổi mây lồng
Trên mồ hôi cơn giông
Trên mưa dày và nhạt
Ta viết tên em

Trên hình dáng long lanh
Trên chuông ngân màu sắc
Trên chân lý hữu hình
Ta viết tên em

Trên những nẻo rộn ràng
Trên đường sá thênh thang
Trên quảng trường toả rộng
Ta viết tên em

Trên ngọn đèn mới khêu
Trên ngọn đèn đang tắt
Trên mái nhà sum họp
Ta viết tên em

Trên trái bổ đôi
Gương soi và phòng ngủ
Trên giường bỏ trống không
Ta viết tên em

Trên con chó của ta háu ăn và trìu mến
Trên tai nó vểnh lên
Trên chân nó vụng về
Ta viết tên em

Trên bục cửa nhà ta
Trên các đồ quen thuộc
Trên sóng ngọn lửa thiêng
Ta viết tên em

Trên da thịt hiến dâng
Trên trán yêu bè bạn
Trên bàn tay đưa nắm
Ta viết tên em

Trên cửa kính ngạc nhiên
Trên làn môi chú ý
Vượt xa trên im lặng
Ta viết tên em

Trên chỗ ẩn bị tan
Trên hải đăng sụp đổ
Trên tường niềm ngao ngán
Ta viết tên em

Trên xa vắng không ước thèm
Trên quạnh hiu trần trụi
Trên bậc thềm cái chết
Ta viết tên em

Trên sức khoẻ phục hồi
Trên hiểm nguy tan biến
Trên hy vọng chẳng nhớ nhung
Ta viết tên em

Và do phép màu một tiếng
Ta làm lại cuộc đời
Ta sinh ra để biết em
Để gọi tên em

TỰ DO
Bài thơ Tự do được viết vào mùa hè năm 1941, trong thời kì nước Pháp bị quân đội phát xít Đức xâm lược, in trong tập Thơ ca và chân lí (1942) và được coi là thánh ca của thơ ca kháng chiến Pháp. Ban đầu, Ê-luy-a đinh kết thúc bài thơ bằng tên của người phụ nữ mà ông yêu quý Nhưng qua nhiều hoạt động giành tụ đo cho nước Pháp, với nhận thức mới, ông đã thay thế câu kết bằng hai chữ Tự do. Bài thơ gồm 21 khổ thơ, không kể dòng cuối cùng chỉ là chữ Tự do (được viết hoa). Mỗi khổ bốn câu, ba câu đầu viết theo thể thơ bảy âm tiết, câu thứ tư (cũng là điệp khúc của toàn bài) chỉ có bốn âm tiết. Nguyên bản bài thơ không có vần, không có các dấu chấm câu, trừ dấu chấm hết cuối bài. Bản dịch trong SGK có lược bớt một số khổ thơ rải rác ở giữa bài.

Trào lưu siêu thực (còn gọi là chủ nghĩa siêu thực): khuynh hướng nghệ thuật xuất hiện ở pháp năm 1922 và là một hình thức chống lại trật tự tư sản, hướng tới một hiện thực cao hơn, trừu tượng, bí ẩn hơn (siêu thực) mà chỉ có trực giác của con người mới nắm bắt được. Chủ nghĩa siêu thực khai thác mối quan hệ giữa thực và mộng, giữa vô thức và ý thức, để “giấc mơ và hiện thực sẽ chuyển hoá thành một thực tế tuyệt đối, một cái siêu thực. Chủ nghĩa siêu thực đề cao lối viết “tự động tâm linh”, lối viết tự động tuôn trào theo cảm xúc, tạo ra kiểu chồng chất, xáo trộn các hình ảnh và kiểu câu thơ vắt dòng,… Các hình ảnh được kết họp không tuân theo trật tự lôgíc thông thường hay được kiểm soát bằng lí tính mà chỉ là sự sắp xếp liền mạch ngẫu hứng để tạo ra hiệu quả ngạc nhiên, bất ngờ, phá vỡ những thói quen và khuôn mẫu sáng tác cũ. Sống - chết, thực - ào, cái có thực - cái tưởng tượng, cái cao cả - cái thấp hèn, cái quá khứ - cái tương lai,… là đặc điểm riêng của thơ ông.