Tổng kết phần tập làm văn

Lớp 6

Chưa có đánh giá nào

Văn mẫu

Nội dung

I – CÁC LOẠI VĂN BẢN VÀ NHỮNG PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT ĐÃ HỌC

1. Em hãy dẫn ra một số bài văn (văn bản) đã học trong sách giáo khoa Ngữ văn 6, từ đó phân loại những bài văn đã học theo các phương thức biểu đạt chính: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận,

2. Hãy xác định và ghi ra vở phương thức biểu đạt chính trong các văn bản sau:
- Thạch Sanh
- Lượm
- Mưa
- Bài học đường đời đầu tiên
- Cây tre Việt Nam

3. Trong sách giáo khoa Ngữ văn 6, em đã được luyện tập làm các loại văn bản theo những phương thức nào? Hãy liệt kê theo các phương thức sau:
- Tự sự
- Miêu tả
- Biểu cảm
- Nghị luận

II – ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH LÀM

1. Theo em, các văn bản miêu tả, tự sự (kể chuyện) và đơn từ khác nhau ở chỗ nào? So sánh mục đích, nội dung, hình thức trình bày (các phần trong một văn bản) của ba loại văn bản này

2. Mỗi bài văn miêu tả hay tự sự đều có ba phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài. Hãy nêu nội dung và những lưu ý trong cách thể hiện của từng phần.

3. Em hãy nêu mối quan hệ giữa sự việc, nhân vật và chủ đề trong văn bản tự sự. Cho ví dụ cụ thể.

4. Nhân vật trong tự sự thường được kể và miêu tả qua những yếu tố nào? Hãy nêu dẫn chứng về một nhân vật trong truyện mà em đã học.

5. Thứ tự kể và ngôi kể có tác dụng làm cho cách kể thêm linh hoạt như thế nào? Em hãy cho một ví dụ.

6. Vì sao miêu tả đòi hỏi phải quan sát sự vật, hiện tượng và con người?

7. Hãy nêu lại các phương pháp miêu tả đã học.

III – LUYỆN TẬP

1. Từ bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, em hãy tưởng tượng mình là anh bộ đội đã được chứng kiến câu chuyện cảm động đó và kể lại bằng một bài văn.

2. Từ bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa, em hãy viết bài văn miêu tả lại trận mưa theo quan sát và tưởng tượng của em.

3. Trong các nội dung của tờ đơn nêu sau đây còn thiếu mục nào? Mục đó có thể thiếu được không?
- Quốc hiệu và tiêu ngữ
- Nơi làm đơn và ngày... tháng... năm...
- Tên đơn
- Nơi gửi
- Họ tên, nơi công tác hoặc nơi ở của người viết đơn.
- Cam đoan và cảm ơn.
- Kí tên.